Kinh nghiệm xương máu cho người bắt đầu leo núi. Để bạn hiểu rằng mỗi chuyến đi, mỗi hành trình luôn là một thách thức, những trải nghiệm mới. Và để có được một hành trình an toàn, thuận lợi. Thì luôn có những bước chuẩn bị theo khuôn khổ, hơi mô típ khi đi leo núi.

Và những mô típ này cũng được chuẩn bị cho anh em chuẩn bị băng rừng, đi Trekking. Thực hiện một hành trình đi bộ đường dài với đầy thử thách, gian nan. Kỹ năng tối thượng về sinh tồn, phối hợp với những thành viên khác trong nhóm để có được hành trình thuận lợi nhất

Kế hoạch cho một chuyến leo núi

Kế hoạch, phần quan trọng khi bạn chuẩn bị cho mọi hoạt động, dự kiến lớn mà có thể bạn chưa bao giờ làm. Và với một chuyến đi leo núi trong lần đầu tiên, thì nó là một sự kiện lớn như vậy.

Khi làm một việc mà trong đó là có tồn tại yếu tố thách thức. Vượt qua giới hạn bản thân, một nền tảng tâm lý, sự lo lắng sẽ bắt đầu sinh ra. Và một kế hoạch chi tiết sẽ

Giúp bạn chủ động từ quá trình chuẩn bị

Trong kế hoạch cho chuyến đi leo núi lần đầu của bạn. Có phần định hình lúc nào đi leo núi, khoảng thời gian còn lại từ khi lên kế hoạch tới lúc lên đường. Là khoảng thời gian cho chúng ta:

  • Chuẩn bị thể lực, tinh thần trước một chuyến đi đầy thử thách
  • Tiếp tục tìm hiểu kỹ năng đi bộ đường dài, sinh tồn trong tự nhiên
  • Chuẩn bị đồ mang đi leo núi phù hợp, tối ưu nhất cho chuyến đi
  • Học cách phối hợp đồng đội, hỗ trợ lẫn nhau trong tự nhiên
  • Tìm hiểu các chấn thương có thể gặp, chủ động phòng tránh từ cách di chuyển

Trong đó, tìm hiểu – học bổ sung kiến thức về vấn đề sắp tới của bạn. Là một yếu tố quan trọng, khi đó

  • Sẽ tạo ra cho mình một phần hành trang, balo có trọng lượng hợp lý khi di chuyển
  • Tốc độ di chuyển, cường độ hoạt động phù hợp với nền tảng thể chất của mình
  • Phương án xử lý, hỗ trợ hoặc được hỗ trợ khi gặp chấn thương
  • Cách xử lý tình huống, tham gia sinh tồn, hạ trại – ăn uống, sử dụng nước trong tự nhiên

Mà khi bạn chưa có đủ trải nghiệm, thì thông tin. Sự tìm hiểu sơ qua từ trước, tích luỹ kiến thức cơ sở. Vẫn đủ giúp chúng ta có được sự chủ động, sẵn sàng cho mọi tình huống dễ hoặc khó nhất

Xác định thời gian cho chuyến leo núi

Với bản chất của một hoạt động ngoài trời, một khoảng thời gian khoảng 01 hoặc hơn 01 ngày ở ngoài trời. Thời tiết là một yếu tố cơ bản, ảnh hưởng lớn tới hành trình đi leo núi lần đầu tiên của chúng ta.

Khi chuẩn bị kế hoạch cho một chuyến đi leo núi. Chúng ta xác định được khoảng thời gian theo mùa, thời điểm mùa nắng – mùa khô – hay mùa mưa. Tuỳ vào cung đường leo núi nằm ở khu vực nào? Vùng miền nào trên dải đất hình chữ S này.

Sau đó, chúng ta mới thực sự theo sát được theo ngày – tháng. Dự kiến thời tiết rơi vào khoảng thời gian nào trong tháng là tốt, tối ưu cho chuyến đi của mình. Và sẽ có phần chuẩn bị tiếp theo

  • Dự kiến khoảng thời gian cho chuyến đi dài mấy hôm
  • Đồ đạc chuẩn bị cho chuyến đi là như thế nào?
  • Mỗi cá nhân dựa vào kế hoạch chung, cũng sẽ có những kế hoạch riêng cho mình
  • Nhóm đồ dùng cắm trại, sinh tồn tối ưu nhất cho chuyến đi
  • Hay dự báo được cả vị trí, khung cảnh Checkin đẹp nhất dành cho bạn trong hành trình

Tour Trekking là gì

Thời tiết, giúp chúng ta cơ bản có hay không một hành trình lần đầu tiên đi leo núi có thực sự thuận lợi. Giá trị cốt lõi của cả 01 hành trình có tới? Hay những hoạt động sinh tồn, những hoạt động thám hiểm – tham quan – khám phá tự nhiên.

Có “tới” và diễn ra một cách thuận lợi nhất?

Nghiên cứu địa điểm leo núi ở đâu?

Tất nhiên, phải biết – có dự định là mình chuẩn bị đi leo núi ở đâu? Thì bạn mới biết mùa này thời tiết trong khu vực như nào? Dự báo được điều kiện thời tiết vào thời điểm trước khi lên lịch trình ra sao? Cùng khả năng chuẩn bị ở các bước sau có thực sự thuận lợi.

Sau đó, là những hình ảnh đầu tiên kèm thông tin địa hình. Mức độ khó của những “đồng dâm” có cùng đam mê, có những hành trình đi qua. Để lại đánh giá, và có kinh nghiệm – Cảnh báo (SOS) cho những nhóm đi sau?

Từ đó, ngay cả khi bạn “đón trước” được cả dự báo thời tiết cho chuyến đi. Chúng ta cơ bản cũng có được sự tự tin, chủ động cao trước chuyến đi. Tâm lý chuẩn bị, phản ứng nhanh trước mọi tình huống diễn ra trong thực tế chuyến đi.

Và tất nhiên, thì leo núi ở đâu có cảnh đẹp. Có được những khung cảnh checkin đáng tiền để bạn dừng lại nghỉ ngơi, tận hưởng khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Cũng là một tiêu chí tìm hiểu, đánh giá địa điểm leo núi lần đầu của bạn.

Kế hoạch đi leo núi cùng ai?

Vốn nghĩ tới những kế hoạch 5W1H, thì chúng ta có phần Who? Đi leo núi cùng ai? Người đi cùng bạn trong hành trình leo núi lần đầu nay có kinh nghiệm thế nào? Sẽ hỗ trợ mình ra sao?

Cách người leader, tổ chức kế hoạch đi leo núi như nào? Nhóm người hỗ trợ thành viên mới trong chuyến đi. Sẽ cùng có những kế hoạch phù hợp, an toàn cho cả nhóm.

Mà khi tham gia vào một kế hoạch đi leo núi, hành trình leo núi đầu tiên của mình. Bạn luôn phải lắng nghe, tham gia góp ý kiến. Qua những câu hỏi của bản thân, để cùng mọi người hoàn thiện một kế hoạch chuẩn chỉ nhất.

Kế hoạch di chuyển – dừng nghỉ như nào

Điều này sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch chuẩn bị khi đi leo núi cá nhân của mỗi người. Sẽ bao gồm:

  • Chuẩn bị thể chất, sức bền trước chuyến đi như nào?
  • Chuẩn bị thêm chút đồ ăn, thức uống tại những chặn dừng nghỉ
  • Chuẩn bị đồ dùng cá nhân, tư trang nếu có lịch nghỉ và ngủ lều qua đêm
  • Cả phần dụng cụ sinh hoạt cần thiết qua đêm

Một phần chuẩn bị bên lề khác, là kế hoạch tới với địa điểm leo núi trước ngày di chuyển. Nghỉ ngơi một cách đầy đủ trước khi bắt đầu hành trình. Nhằm giúp chúng ta luôn có một sức khoẻ, thể trạng tốt nhất cho hành trình leo núi, đi bộ đường dài.

Một cá nhân chuẩn bị khi đi leo núi như nào?

Rèn luyện – nâng cao thể chất

Không chỉ dành cho một người bắt đầu đi leo núi. Mà bất kỳ ai cũng cần một giai đoạn luyện tập – chuẩn bị – và nâng cao thể chất trước khi đi leo núi. Một sự chuẩn bị, tìm kiếm sức bền, khả năng di chuyển đường dài liên tục của chúng ta.

Để có được sức bền tốt nhất, chạy bộ luôn là một lựa chọn vô cùng tối ưu, cũng như một phần tiết kiệm cho một cá nhân. Nhịp độ nhẹ nhàng, và tăng dần theo thời gian chuẩn bị. Cơ bản giúp chúng ta có được một nền tảng sức bền khá tốt rồi.

Với sức mạnh cơ bắp, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn những bài tập tay không. Bài tập với tạ tại gia, mà không nhất thiết phải ra phòng GYM để có một lộ trình ngắn hay dài hạn. Cơ bản, mọi thứ có thể chuẩn bị trong sự chuẩn bị của bạn.

Chọn giày leo núi lần đầu

Giày leo núi là phần chuẩn bị cá nhân quan trọng. Nó giúp bạn có được một hành trình di chuyển ổn định, cân bằng trên mọi địa hình. Độ bám không đơn giản là chất lượng cao su hoàn thiện ở phần đế giày, mà kèm theo đó là những công nghệ sản xuất.

Giúp đôi giày hỗ trợ cân bằng, cảm giác an toàn khi chúng ta tham gia leo núi. Di chuyển đường rừng, Hiikng, Trekking – mọi hoạt động đi bộ đường dài khác.

Điểm quan trọng nhất của giày leo núi là khả năng chống thấm nước. Mỗi nhà sản xuất luôn có công nghệ, định hướng riêng cho chất liệu vải giày của mình. Nhưng nhìn chung, là chất lượng sợi vải nhỏ hơn tới 1000 lần so với tinh thể nước.

Không cho nước thấm vào trong, nhưng từ bên trong ra. Giày leo núi lại luôn có được một cảm giác vô cùng thoải mái và dễ chịu. Rất phù hợp cho một người khi đi leo núi, đi bộ đường dài hiện nay.

Quần áo chuẩn bị khi đi leo núi

Ngay sau giày leo núi, quần áo là chuẩn bị quan trọng. Khi luôn chọn chất liệu trang phục mềm, co giãn, thấm mồ hôi tốt. Áp dụng cho cả trang phục khi đi leo núi mùa hè, hay trang phục mặc lót trong cùng vào mùa đông.

Chọn đúng chất liệu trang phục, khi di chuyển, cơ thể cọ sát vào với vải. Khi thân nhiệt nóng lên do quá trình vận động nặng. Sẽ không gây cảm giác nóng rát khó chịu, phồng rộp cơ thể khi di chuyển.

Lựa chọn này hợp lý cho cả hành trình đi bộ đường dài vào mùa đông. Khi bạn sẽ chỉ cần mặt nhẹ thêm một lớp áo khoác bên ngoài và di chuyển thoải mái. Do cơ thể ấm lên và bạn sẽ có được một trang phục khi đi leo núi mùa đông thoải mái nhất.

Phần trang phục che mưa – tránh nắng

Trong thực tế, chúng ta sẽ cần dùng nhiều nhất những phần phục kiện trang phục tránh nắng. Khi tổ chức leo núi, đẹp trời – nắng mạnh luôn là những ngày chúng ta chọn. Đánh giá là có nhiều thuận lợi khi đi leo núi.

Lúc này, găng tay chống nắng – mũ lưỡi trai – kính mát. Là những phụ kiện trang phục giá rẻ, chống nắng vô cùng hiệu quả. Giúp chúng ta giữ được cơ thể mình thoải mái, luôn trong trạng thái dễ chịu. Hạn chế cháy nắng – phồng da, khi hoạt động của chúng ta dự kiến kéo dài cả ngày ngoài trời.

Phần áo mưa chùm hay còn gọi là áo mưa cánh dơi. Có thể mặc lên, chùm cả phần balo phía sau. Bạn nên dự phòng phần trang phục này trong balo, đề phòng cho điều kiện thời tiết mưa bất thường có thể xảy ra

Một bộ dụng cụ sinh tồn – Đi rừng bao gồm

  • La bàn hoặc thiết bị bắn GPS
  • Đèn pin – đèn đội đầu siêu sáng. Cùng pin sạc dự phòng cho nhóm các thiết bị
  • Máy lọc nước sinh tồn

  • Dao rựa đi rừng, vượt bụi rậm
  • Bộ đánh lửa ngoài trời, kèo còi cứu hộ
  • Bộ sơ cứu, cứu thương
  • Dự phòng nước sạch bên mình

Là một số món đồ cần thiết cho 01 cá nhân khi đi leo núi lần đầu. Giúp anh em có thể di chuyển đúng hướng, an toàn trong tự nhiên. Tự vệ trong những tình huống hy hữu như bị lạc đoàn. Khi không may gặp tình huống chấn thương trong tự nhiên.

Nước và đồ ăn sinh tồn

Leo núi, Trekking, băng rừng hay bất kỳ một hoạt động với tính chất đi bộ đường dài nào khác. Chúng ta luôn cảm nhận được sức khoẻ, thể lực bị hao mòn lớn trong suốt chuyến đi. Nên trong phần chuẩn bị, chúng ta có phần chuẩn bị thể lực ngay từ đầu.

Trong quá trình rèn luyện kể trên, chúng ta lại phát sinh. Có được thói quen khá tốt cho việc bù nước, sử dụng nước uống hợp lý khi tham gia vào một hoạt động ngoài trời. Mang theo nước, đúng cách – phù hợp. Giúp hạn chế những chấn thương về cơ xương khớp, nặn nhất là bị chuột rút khi mất nước quá nhiều.

Hạn chế hoa mắt, chóng mặt khi mất nước. Cộng với ánh nắng, một độ sáng khá gắt khi chúng ta ở ngoài tự nhiên. Có thể làm cơ thể kiệt sức, mất thăng bằng khi mất nước.

Những vật dụng cần thiết khi đi núi

Trong khi đó bánh ngũ cốc, những thanh kẹo nhỏ mang theo. Sẽ là phần bù năng lượng, bổ sung chất quan trọng cho cơ thể. Giúp chúng ta luôn có được sức khoẻ, sự mạnh mẽ tốt nhất trong suốt hành trình.

Ghế xếp mini cơ động

Khi bạn dừng nghỉ, Mặt ghế xếp mini sẽ giúp chúng ta có một vị trí ngồi thoải mái. Thay vì ghé vào những mỏm đá, nền đất cao. Ngồi thì ổn, nhưng sẽ không giúp bạn có được cảm giác thư giãn, thoải mái.

Ghế xếp mini gấp gọn, cực kỳ phù hợp để mang theo trên balo khi đi leo núi. Món đồ nhỏ giúp chúng ta có được cảm giác vững chãi an toàn:

  • Giúp bạn ngồi, dồn toàn bộ trọng lượng cơ thể xuống ghế thoải mái
  • Duỗi chân, thả lỏng giảm áp lực sau khi vừa di chuyển bộ đường dài
  • Nhỏ gọn, phù hợp sử dụng trên mọi địa hình
  • Gấp gọn tới 50% – 60% so với kích thước sử dụng ghế mang theo

“Nhỏ nhưng có võ” – chúng giúp bạn thực sự thư giãn, thoải mái hơn rất nhiều. Khi vừa kết thúc – tạm nghỉ nhanh trong một quãng đường di chuyển bộ dài.

Tất cả có trong một chiếc balo leo núi

Với một thể tích phù hợp, chỉ đủ cho bạn mang theo những gì mình cần. Không nên quá lớn, không nên quá nặng. Vượt quá thể lực của mình, khi sức khoẻ thường hao nhanh, tới kiệt khi ở ngoài trời. Chịu tác động khách quan từ môi trường trong nhiều giờ liền.

Balo leo núi với một phần đai trợ lực giúp chúng ta có cảm giác đeo balo linh hoạt hơn. Quai đeo không dồn quá nhiều lực vào vai. Mà hông là một vùng cơ lớn sẽ chịu toàn bộ trọng lượng của balo.

Giúp chúng ta phần nào luôn thoải mái, dễ chịu khi dùng balo leo núi ngay trong chuyến đi đầu tiên.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here